1. Hồi tưởng về quá khứ
Khi còn đi học, mình học rất tốt môn văn nên mình cảm thấy mình có khả năng cảm nhận và viết lách nhanh nhạy hơn
Mình đã từng học thuộc tất cả thông tin của sản phẩm chỉ trong một buổi sáng và đi nói chuyện với khách hàng một cách trôi chảy
Mình đã từng rất thích kết bạn, và có vẻ mình cùng làm việc đó khá giỏi vì từ cấp 2, mình luôn có rất nhiều bạn
Hồi tưởng về quá khứ, từ những điều nhỏ nhất, đặc biệt là những gì bạn thích, những gì bạn học và làm tốt sẽ giúp bạn khám phá ra những khía cạnh, xu hướng tính cách hay những khả năng đặc biệt nào đó của bản thân mà có thể bạn đã không còn nhớ theo thời gian và sự sự thay đổi của cuộc sống.
![]() |
4 cách để thấu hiểu bản thân hiệu quả |
2. Lắng nghe góc nhìn của người khác
Lắng nghe những lời nhận xét của người khác về mình cũng là một cách hay để bạn thấu hiểu bản thân ở góc độ khách quan hơn. Hãy thử hỏi những người mình thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc cùng cho bạn một vài nhận xét, ví dụ như tính cách, ưu điểm, khuyết điểm,...
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những người bạn cảm thấy đáng tin cậy và họ thật sự hiểu bạn để xin góc nhìn cũng như biết lắng nghe có chọn lọc. Không phải tất cả những gì bạn biểu hiện ra ngoài đều là con người bạn. Không phải tất cả mọi thứ người khác nhìn thấy ở bạn đều luôn chính xác. Cho nên hãy lắng nghe nhưng biết chọn lọc để tiếp thu nhé!
3. Trải nghiệm thực tế và quan sát bản thân
Nếu như với 2 cách trên, bạn đang thu thập thông tin từ những nguồn có sẵn, đó là tự nhìn về những gì mình đã trải qua và lắng nghe nhận xét của người khác về mình, thì với cách thứ 3, bạn chủ động lựa chọn một số trải nghiệm để có nhiều hơn những thông tin mới để hiểu về chính mình. Qua mỗi trải nghiệm, bạn hãy dành một chút thời gian để tự nhìn lại xem mình đã làm tốt điều gì, chưa tốt điều gì, có bài học nào bạn nhận ra hay không,... Đây chính là cách bạn vừa gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân, vừa gia tăng năng lực của chính mình thông qua những trải nghiệm có chủ đích.
Một tip nhỏ cho bạn ở đây đó chính là rèn luyện thói quen viết nhật ký hàng ngày để ghi lại những sự kiện đã trải qua, những cảm xúc của bạn ngay thời điểm đó, cách bạn xử lý vấn đề như thế nào và bài học bạn nhận ra sau tất cả là gì. Việc thường xuyên ghi lại nhật ký sẽ giúp bạn chiêm nghiệm tốt hơn, cũng như lưu lại những bài học để bạn rút kinh nghiệm sau này.
4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ thấu hiểu bản thân
Cách cuối cùng nhưng cũng hiệu quả không kém, đó chính là nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ thấu hiểu bản thân. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều những công cụ hỗ trợ như sinh trắc vân tay, MBTI, số học,... Ưu điểm chung của các công cụ đó chính là mức độ chính xác cao hơn, đồng thời tiết kiệm được thời gian vì bạn sẽ tránh được những trải nghiệm không phù hợp, biết tập trung vào những điểm mạnh của mình ngay từ đầu để rèn luyện và phát triển.